TPP và những dự cảm, tác động ngành dầu nhớt Việt nam
“TPP sẽ cho phép tạo ra những chuỗi sản xuất dựa trên công nghệ Mỹ hay Nhật, nguồn lực của Úc và lao động của Việt nam. Nó là chiến lược bao vây” (Trích lời GS Feng Wei, Đại học Phúc Đán Thượng Hải). “ Thỏa thuận thương mại khổng lồ TPP được coi là nhân tố cuộc chơi đối với nền kinh tế Việt nam” (Trích Công ty nước ngoài đổ vào Việt nam đón TPP- www.vneconomy.vn) hay “ TPP được ví là là nồi cơm Thạch sanh”(Trích lời Trưởng Phòng FTA – VCCI, đăng trên Vnexpress.net). Đó là một trong số vô vàn phát biểu trên truyền thông trong vòng mấy ngày qua. Vậy TPP có là một cú hích cho thị trường dầu nhớt Việt nam hay không?
“Năm 2005, Singapore đưa ra ý tưởng xây dựng Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chỉ 3 nước khác ủng hộ quan điểm của Singapore. Xét trên phương diện kinh tế và chính trị, 4 nước này quá nhỏ nên TPP không thu hút sự quan tâm của các nước khác.
Tháng 3-2008, Mỹ gia nhập TPP đã kéo theo nhiều nước ký kết hiệp định. Úc và Peru lập tức nối bước Mỹ. Tính đến cuối năm 2008, có 7 nước ký hiệp định, trong khi nhiều nước khác bắt đầu dành nhiều sự quan tâm. Năm 2010, Việt Nam và Malaysia trở thành nước thứ 8 và 9 gia nhập TPP. Tại thời điểm đó, quá trình đàm phán diễn ra rất nhanh vì chỉ cần tham vấn các nước thành viên.
Tính đến năm 2015, 12 nước bao gồm Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã trở thành thành viên của hiệp định. Các nước này đang nỗ lực hướng đến việc ký kết thỏa thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi bỏ lỡ hạn chót đặt ra cuối năm 2013. Ước tính, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới, đúng như ý tưởng ban đầu của Singapore.
TPP sẽ hạ thuế quan và đặt ra tiêu chuẩn chung về thương mại cho 12 nền kinh tế tham gia, trong đó có Việt Nam”
“Việc 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa kết thúc thành công đàm phán TPP đã tạo ra một bầu không khí hồ hởi, lạc quan tại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, được kỳ vọng sẽ tăng cao, nhưng các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các thách thức phía trước là rất lớn do nội lực nền kinh tế còn yếu” (Theo Thời báo Kinh Tế Sài gòn)
Cho tới nay, việc tìm hiểu đầy đủ nội dung của 29 Chương trong tổng số 30 Chương của Hiệp định còn là một bí mật đối với truyền thông và người dân cũng như giới kinh doanh. Nhưng trong đó bao hàm áp dụng tiêu chuẩn cao cho hoạt động sản xuất, thương mại, sở hữu trí tuệ, bản quyền và quyền của người lao động cũng như các hiệp hội lao động.
Câu hỏi cho Việt nam là chúng ta đàm phán gì để bảo vệ? Vì ai cũng biết thế mạnh của ô tô Nhật Bản, sở hữu trí tuệ hay bản quyền của Hoa kỳ, sữa New Zealand,,v.v. Có thể là dệt may (vì chúng ta thừa lao động), nông nghiệp (nước có tỷ trọng dân số 70% hoạt động nông nghiệp)..nhưng tất cả đều ở thế yếu và là mắc xích yếu nhất trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm.
Một thực tế thấy rằng mức sống của người dân Việt nam rất thấp nhưng giá sản phẩm sản xuất ra rất cao: năng lượng, nhu yếu phẩm thiết yếu, dịch vụ,..do rất nhiều nguyên nhân, nên việc cạnh tranh trên thị trường tự do TPP với dân số 800 triệu người liệu có kham nổi? Trong khi thị trường trong nước thì mở toan ( có lợi cho người tiêu dùng) nhưng nguồn lực cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế thì dần dần sẽ bị teo tóp; điều này là đương nhiên vì là quy luật. Để thấy rằng ký rất nhiều FTA hay TPP mà không thay đổi trong nội lực thì cũng không tác động lớn.
Miếng bánh trông rất ngon nhưng cũng chẳng dễ gì với tới cho mọi người.
Thị trường dầu nhớt sẽ như thế nào?
Dẫu việc thông qua và áp dụng còn…xa, sớm nhất cũng trong thời gian 24 tháng để đạt được phê chuẩn chấp thuận của 12 Quốc gia, nhưng tác động về tinh thần lạc quan và kế hoạch dường như đã chuẩn bị sẵn sàng.
Miếng bánh của thị trường dầu nhớt Việt nam sẽ có tác động tích cực theo chuyển động đầu tư và phát triển hay tăng trưởng GDP. Trong đó, một số ngành như
+ Dệt may: với khái niệm xuất xứ hàng hóa “từ sợi trở đi – yarn forward” có nghĩa là sẽ có nhiều nhà máy sản suất sợi tại Việt nam như sợi cotton (xơ ngắn, sử dụng dầu cọc sợi), sợi tổng hợp (xơ dài filament, sử dụng dầu kéo sợi như POY, DTY,…) hay dầu dệt kim chẳng hạn. Mức tiêu thụ dầu trên sợi là 1.5-2% TL sợi (OPU- Oil Pick Up)
+Nông nghiệp: phát triển và ứng dụng cơ giới hóa cho nông nghiệp để tăng năng suất thu hoạch nên phân khúc dầu nhớt phục vụ máy nông nghiệp như Kubota sẽ tăng sản lượng. Ngoài ra các ngành phục vụ cho nông nghiệp như phân bón, nhà máy thức ăn chăn nuôi cũng sẽ tăng trưởng.
+ Cơ khí chế tạo: Việt nam dần sẽ trở thành công xưởng chế tạo của khối vì chi phí lao động thấp. Các nhà máy dần xu hướng chuyển dịch về Việt Nam gia công, nên một số phân khúc dầu nhớt phục vụ gia công kim loại sẽ đa dạng và thu hút các hãng dầu nhớt nghiên cứu tập trung.
Tuy vậy một số ngành công nghiệp nặng như xi măng, sắt thép, khoáng sản,..v.v không có lợi thế cạnh tranh so với nhập khẩu các nước nên khó tạo ra sự đột biến như kỳ vọng.
Một phân khúc lớn chiếm gần 70% sản lượng tiêu thụ dầu nhớt là ngành vận tải cũng sẽ tăng trưởng tỷ lệ thuận với mức tăng GDP và mức độ đầu tư vào hạ tầng của Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt nam.
“TPP cơ hội lớn, thách thức không nhỏ” khi “nói và làm” còn rất xa nhau. Trước mắt 2016, AEC –Cộng đồng kinh tế ASEAN vận hành, Việt nam có tận dụng và chuyển biến như kỳ vọng TPP? Hay đi tắt đón đầu vươn ra biển lớn TPP mà không nghĩ đến “ao làng AEC” rồi để Cam Pốt, Lào vượt mặt?
Trong tuần, giá dầu nhớt tại Việt nam giảm ở một số hãng với chương trình khuyến mại. Chỉ số Quản trị đơn hàng mới PMI tháng 9 lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 50 (tiêu cực). Trong khi đó, dầu thô bắt đầu vượt USD 50/Thùng, cao nhất từ tháng 7, “nguyên nhân chính làm giá dầu thô bất ngờ tăng mạnh là từ dự báo của công ty PIRA Energy Group: giá dầu thô trên thị trường thế giới đến cuối năm 2016 có thể tăng lên mức 70 USD/thùng và đến năm 2017 sẽ tăng lên mức 75 USD/thùng. Thêm vào đó, việc chứng khoán Trung Quốc ngày 8/10 tăng 3% – mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 tuần, cũng đã xoa dịu lo ngại về triển vọng nhu cầu năng lượng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đẩy giá dầu tăng .(Theo VTV online)