Thị trường dau nhot Việt Nam năm 2013 vừa qua, GDP Việt Nam tăng khá cao 5.2%, sau một thập kỷ tăng ở mức kỷ lục từ 8.3% từ năm 2003- 2007 và trên 6% từ năm 2008-2011. Nền kinh tế dường như kiệt sức sau một giai đoạn dài mà lạm phát và lãi suất ngân hàng vào hàng cao nhất nhì thế giới. Ngành Công Nghiệp dau nhot cũng bị ảnh hướng khá nhiều, tuy nhiên có một số dấu hiệu cho thấy triển vọng phát triển của ngành tại việt nam trong năm 2014.
Hình ảnh: minh họa
- Sản lượng tiêu thụ của dầu nhớt ( bao gồm mỡ bôi trơn) trong năm 2013 đạt 310 ngàn tấn(310 KT). Trong đó, sản lượng dau nhot cho ngành vận tải đạt 79%, 19% cho dau nhot công nghiệp và 2% mỡ bôi trơn các loại. Khoảng 80% được sản xuất ( pha chế) trong nước với sự hiện diện của nhiều nhãn hiệu Dầu Nhớt nổi tiếng như: Shell, BP- Castrol, Total,…v..v ….Còn lại 20% được nhập khẩu với một số loại Dầu mỡ.
- Ước tính tốc độ tăng trưởng của ngành dau nhot Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 trong khoảng 4,3%. Tuy nhiên với ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn diện tại Việt Nam, dự báo trong năm 2014 tăng trưởng chỉ đạt 3% . Hiện nay, mức tiêu thụ được phân bố chủ yếu tập trung ở các thanh phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm xung quanh hai thành phố lớn như : Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với tỷ lệ tiêu thụ 55% tập trung ở phía nam, 30% tập trung ở phía bắc và 15% tập trung ở miền Trung và Cao nguyên nên dễ dàng nhận thấy sự phân bố các nhà máy pha chế: Shell, BP- Castrol, Total/ Mobil, Petrolimex, ….. tập trung phía nam chỉ còn chevron(Caltex), App và Idemisu vừa công bố dự án xây dựng nhà máy tại phía bắc. Một nhà máy pha chế của Tập Đoàn Than và khoáng sản Việt Nam đã vận hàng với quan điểm bao cấp cho các mỏ khai thác của Tập Đoàn, tuy nhiên sản lượng cũng chỉ đạt 2 KT trong năm 2012.
- Năm 2013, BP- Castrol vẫn chiếm lĩnh thị phần 21%, theo sau là Total với 13 % sau khi sát nhập nhà máy, hệ thống phân phối của Mobil và hợp nhất Lubmarine từ Petrolimex ( PLC).
Chia sẻ:
Tin liên quan